Hành tỏi là những gia vị quen thuộc gian bếp của hầu hết các gia đình Việt, tuy nhiên, còn khá nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng hành tỏi. dẫn đến nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Không phải ai cũng ăn được hành
Theo đông y, hành có tính ấm nên tránh dùng cho người có dương thịnh, hỏa bốc. Ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng như có thể làm mắt mờ, tóc chóng bạc, thậm chí cản trở ra mồ hôi.
Sai lầm vì kết hợp hành và đậu phụ
Kết hợp dẫn tới hình thành oxalat canxi, gây khó khăn trong việc hấp thụ canxi, khiến cơ thể thiếu canxi.
Không nên kết hợp hành và táo tàu
Nếu kết hợp chúng với nhau sẽ gây tăng hỏa nhiệt trong cơ thể.
Sai lầm vì chế biến hành quá sớm
Hành nên nghiền nát để tế bào thoát hoạt chất, sau đó để vài phút cho men chuyển hoạt chất thành chất cho tác dụng dược lý cần thiết. Là gia vị, hành nên cho vào sau khi nấu chín món ăn và chỉ để một lúc, tránh để hoạt chất quý bị nhiệt phá hủy.
Sử dụng tỏi để quá lâu
Hãy đảm bảo rằng tỏi mà bạn dùng với mục đích chữa bệnh vẫn còn tươi, chứ không phải là loại tỏi đã để quá lâu. Các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu. Tỏi hữu cơ là một lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe.
Dùng quá ít tỏi
Nếu bạn đang mong muốn dùng tỏi để chống nhiễm trùng theo cách tự nhiên, thì bạn cần ăn khá nhiều tỏi. Thỉnh thoảng mới ăn một tép tỏi nhỏ sẽ không đem lại hiệu quả mong đợi. Một liều điều trị nên là 2 – 3 tép tỏi trung bình mỗi ngày. Theo nghiên cứu, những người khỏi nhiễm trùng đã nhai 2 – 3 tép tỏi/ hai lần/ngày.
Nếu bạn e ngại mùi hôi của tỏi sau khi ăn và muốn gia tăng hiệu quả của tỏi thì Tỏi Đen chính là một trong những lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn (Xem thêm: Tỏi đen là gì). Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tỏi đen chứ lượng hoạt chất có lợi cho sức khỏe cao gấp nhiều lần tỏi trắng. Tỏi đen có mùi thơm nhẹ như thuốc bắc, vị ngọt thanh, dễ ăn như ô mai. Sử dụng tỏi đen hàng ngày có tác dụng phòng chống và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu,… chống lão hóa, tăng cường chức năng gan, phòng chống ung thư.
Ăn tỏi nhưng quên bổ sung các thức ăn cho hệ thực vật đường ruột
Vì tỏi đóng vai trò như một kháng sinh, nên nếu ăn số lượng lớn, có thể sẽ ảnh hưởng đến hệ thực vật đường ruột và làm tiêu hao các vi khuẩn có lợi. Cũng như các kháng sinh khác, bạn cần cung cấp các chế phẩm sinh học cho đường ruột để đường ruột trở lại cân bằng khi bạn ăn nhiều tỏi tươi. Cách tốt nhất để làm điều này là bạn cần ăn các thực phẩm lên men chứa probiotics như sữa chua, miso, rau quả lên men.
Xem thêm: Rượu tỏi có tác dụng gì