Lá sa kê trị bệnh tiểu đường?

0

Tìm hiểu tác dụng của lá sa kê, lá sa kê trị bệnh tiểu đường được không? Uống nước sắc lá sa kê có tác dụng gì?

Tìm hiểu tác dụng của lá sa kê

Theo tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam, sa kê còn có tên gọi khác là cây bánh mì. Tên khoa học là Artocarpus communis J. K.Forst.et. G. Forst, thuộc họ dâu tằm Moraceae.

Sa kê là cây gỗ lớn, khi trưởng thành cao khoảng 15 m, có mủ trắng. Lá dài một m, có khía sâu thành 3-9 thùy, rất nhám ở mặt dưới. Lá vàng mau rụng, dài 12-13 cm. Bông đực dài 20 cm, có một nhị. Quả phức hình cầu màu xanh rồi chuyển sang vàng, to bằng đầu người, có nạc trắng, không ngọt nhưng nhiều bột. Hạt to một cm.

la sa ke chua benh tieu duong

Cây có nguồn gốc từ Indonesia và New Guinea. Sa kê trồng phổ biến ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam do thích nghi với khí hậu nóng ẩm.

Thành phần dược lý quả sa kê có chất α-amyrin, vỏ chứa acetat cycloartenyl, cycloartenyl. Lá chứa quercetin, camphorol, được dùng như trà có tác dụng hạ huyết áp, chữa bệnh đái tháo đường và trị u.

Đông y thường dùng lá sa kê chín vàng khi vừa rụng. Lá cây có tác dụng kháng sinh, tiêu viêm, lợi tiểu, dùng để trị đinh nhọt, phù thũng.

Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu một số bài thuốc hay từ lá sa kê như sau:

1. Đái tháo đường: Đây là bài thuốc nam được sử dụng từ năm 1998 đến nay, có tác dụng ổn định đường huyết. Dùng 100 g lá sa kê vàng vừa rụng, 100 g trái đậu bắp tươi, lá ổi non tươi 50 g, tất cả đem sắc nước uống.

2. Chữa bệnh mụn rộp: Lá sa kê đốt thành than, tán mịn, kết hợp với nghệ tươi, giã nát, trộn thêm dầu dừa làm thành bánh để đắp ngoài.

3. Mụn nhọt, áp xe: Lấy lá sa kê và lá đu đủ tươi lượng bằng nhau, giã nhuyễn với vôi tôi cho đến khi có màu vàng rồi đắp lên mụn.

Xem thêm: Tỏi đen có tác dụng gì

Share.

About Author

Leave A Reply


six − 1 =